Diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa và đảm bảo tiện nghi?

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa, kích thước các món đồ nội thất bao nhiêu, bài trí sắp xếp sao cho hợp lý…? Đây chắc hẳn là những băn khoăn, thắc mắc của mọi gia chủ khi đang tính toán xây dựng và thiết kế căn bếp nhà mình. Thấu hiểu nỗi bận tâm này, Xây dựng Thành Nam sẽ giải đáp tận tình mọi câu hỏi của bạn ngay trong bài viết dưới đây!

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa?

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý?
Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý?

Diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa và hợp lý, đảm bảo tiện nghi? Thật ra không có con số cụ thể nào quy định diện tích phòng bếp tiêu chuẩn cả. Bạn chỉ cần tuân theo nguyên tắc ngôi nhà càng lớn thì không gian bếp càng rộng, vậy thôi. Tính hợp lý thể hiện ở việc phân chia phòng bếp tỷ lệ với diện tích ngôi nhà, tránh trường hợp nhà lớn mà bếp chật và ngược lại.

Theo đó, có 4 thông số diện tích bếp phổ biến nhất áp dụng với phần lớn các ngôi nhà Việt hiện nay là: 12 m2, 15 m2, 20 m2, 25 m2. Có thể thấy, 12 m2 là diện tích bếp tối thiểu mà bạn nên chọn. Với không gian 20 m2, bạn có thể thiết kế thêm bàn đảo và quầy bar tiện nghi, hiện đại. 

Trường hợp phòng bếp nối liền phòng khách như ở các căn hộ chung cư, nhà ống hiện nay thì lưu ý không nên để bếp lấn nhiều qua khu vực tiếp khách bạn nhé. 

Phân chia khu vực trong diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa?

Phân chia các khu vực trong bếp sao cho hợp lý
Phân chia các khu vực trong bếp sao cho hợp lý

Góc “tam giác vàng”

“Tam giác vàng” ám chỉ 3 vị trí gồm tủ lạnh, bếp nấu, bồn rửa. Góc tam giác này tương ứng với 3 khu vực quan trọng hàng đầu là khu cất trữ thực phẩm, khu nấu nướng, khu sơ chế thực phẩm. Nếu bài trí khoảng cách vùng tam giác hợp lý thì quá trình nấu nướng sẽ thuận lợi và tiết kiệm thời gian tối ưu.

Tổng chiều dài 3 cạnh tam giác dao động trong khoảng 3,6 – 8 mét và chiều dài cạnh khoảng 1,2 – 2,7 mét. Không nên nhỏ hơn thông số này vì sẽ khiến không gian chật hẹp, khó mở các ngăn kéo tủ và gây vướng víu bất tiện khi nấu ăn. Ngược lại, nếu rộng quá lại vô tình tốn nhiều thời gian đi lại khi nấu nướng.

Khoảng cách giữa các thiết bị 

  • Khoảng cách giữa bồn rửa với bếp:

Khoảng cách này tối thiểu khoảng 60 cm để đặt thớt hoặc nồi lúc sắp nấu nướng. Đồng thời bồn rửa cách bếp 60 cm còn tránh làm văng nước lên bếp, và người nội trợ có thể làm cùng lúc 2 việc nấu nướng và sơ chế.  

  • Khoảng cách giữa bồn rửa và tủ lạnh:

Khoảng cách này nên dao động khoảng 50 – 80 cm để đặt thực phẩm lấy trong tủ lạnh ra sơ chế. Bạn có thể đặt thêm nồi chiên không dầu, máy xay sinh tố hay lò vi sóng ở đây.

Khoảng cách di chuyển thuận lợi

Diện tích bếp hợp lý là không gian tạo được khoảng cách di chuyển thuận lợi, không vướng víu. Theo đó:

  • Khoảng cách từ bàn đảo tới tủ lạnh: 1 – 1,2 mét.
  • Khoảng cách từ bàn đảo tới tủ bếp: 90 cm – 1,2 mét.
  • Khoảng cách từ bàn đảo tới bức tường đối diện tủ bếp: 1 – 1,2 mét.
  • Khoảng cách từ bàn đảo tới bức tường đối diện tủ lạnh: > 90 cm.

Kích thước các món đồ nội thất trong bếp

Lựa chọn kích thước các đồ nội thất hợp lý
Lựa chọn kích thước các đồ nội thất hợp lý

Kích thước tủ bếp

Kích thước tủ nên phù hợp với chiều cao người nội trợ chính trong nhà. Thông thường, kích thước tủ có các thông số phổ biến sau:

  • Tủ bếp dưới có chiều cao dao động khoảng 80 – 85 cm. Chiều sâu thường là 60 cm (chứa bồn rửa, mặt đá đặt bếp ga…).
  • Tủ bếp trên có chiều cao thường là 80 cm. Chiều sâu dao động trong khoảng 35 – 45 cm để thuận tiện quá trình lấy và cất đồ đạc. Khoảng cách giữa đáy tủ trên với mặt tủ dưới thường là 60 – 70 cm giúp tránh chắn tầm mắt người nội trợ.
  • Tủ bếp treo tường nên lắp ở độ cao khoảng 1,7 – 1,9 mét để tránh với quá cao khi cần lấy và cất đồ đạc.

Kích thước quầy bar

Quầy bar có chiều cao thông thường khoảng 70 – 80 cm. Nếu quầy bar gắn liền bàn bếp hay bàn đảo thì thường cao hơn, khoảng 1 – 1,2 mét. 

Chiều sâu quầy bar thường dao động khoảng 40 – 60 cm giúp mọi người ngồi thoải mái hơn. Bên cạnh đó, ghế nên cao khoảng 60 – 80 cm và thiết kế thêm gác chân để ngồi lâu không bị mỏi bạn nhé.

Kích thước bàn đảo

Với những diện tích phòng ăn tiêu chuẩn thì kích thước bàn đảo thường cao khoảng 80 – 85 cm. Mẹo nhỏ, nên thiết kế bàn đảo có chiều cao ngang mặt bếp để tạo hiệu ứng thẩm mỹ không gian cân bằng và đẹp mắt. Độ sâu bàn đảo tính cả mặt bàn thường khoảng 60 cm, còn độ dài thì tùy chỉnh theo nhu cầu.

Lưu ý gì trong thiết kế và xây dựng bếp?

Lưu ý khi thiết kế và xây dựng phòng bếp
Lưu ý khi thiết kế và xây dựng phòng bếp

Dù diện tích nhà bếp rộng hay hẹp thì vẫn nên thiết kế cửa sổ cạnh bồn rửa. Vì bồn rửa là khu vực ẩm ướt nên đặt gần cửa sổ giúp giảm ẩm mốc và hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, tận dụng nguồn sáng thiên nhiên còn giúp bạn tiết kiệm điện năng tối ưu.

Lưu ý, không nên đặt bếp nấu bên dưới cửa sổ bạn nhé. Vì gió mưa bên ngoài có thể làm tắt và ướt bếp, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình nấu nướng. Chưa kể trường hợp lá cây, đất bụi, côn trùng hay vật thể lạ bên ngoài cửa sổ bay vô nồi thức ăn…

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên giúp bạn biết được diện tích phòng bếp bao nhiêu là vừa để thiết kế không gian hợp lý và đảm bảo tiện nghi. Mọi thông tin chi tiết, đừng ngần ngại liên hệ Xây dựng Thành Nam để được chuyên viên phong thủy tư vấn cụ thể hơn đến bạn.

Gửi yêu cầu tư vấn